Một số quy tắc bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm
Thực phẩm là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể nhưng nếu thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thì lại có thể là nguồn gây bệnh. Để hạn chế những nguy cơ gây bệnh, ngộ độc thực phẩm thì mỗi người, mỗi gia đình cần lưu ý một số quy tắc về vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP).
1. Lựa chọn thực phẩm đảm bảo vệ sinh, rõ nguồn gốc xuất sứ
Lựa chọn thực phẩm tươi, rõ nguồn gốc, ngày sản xuất, hạn sử dụng, tem mác thương hiệu rõ ràng.
2. Rửa tay và các dụng cụ nấu ăn kỹ càng
Vệ sinh tay, dụng cụ nấu ăn cẩn thận là cách phòng chống ngộ độc thực phẩm thiết thực nhất. Với phương pháp này sẽ giúp phòng tránh hiện tượng nhiễm trùng chéo - sự lây nhiễm vi khuẩn từ vật này sang vật khác.
3. Rửa sạch rau, củ quả dưới vòi nước sạch nhiều lần
Việc ngâm nước muối không có tác dụng loại bỏ hóa chất, thuốc trừ sâu, nước muối chỉ có tác dụng loại bỏ một phần trứng giun, sán và ký sinh trùng bám trên rau, ngoài ra việc ngâm nước muối còn làm cho rau bị đen và nát, rau nhiễm mặn còn gây ảnh hưởng cho gan và thận.
Rau, củ, quả sau khi mua về, loại bỏ các phần bị hư, hỏng, dập nát, dùng nguồn nước sạch, rửa sạch, rửa kỹ rau quả dưới vòi nước nhiều lần, quả nên gọt vỏ khi ăn. Nếu có điều kiện, bà con sử dụng các nước rửa rau, quả ( Nước đã được cục Vệ sinh an toàn thực phẩm cấp phép và lưu hành).
Rửa sạch rau xanh, hoa quả trước khi chế biến và sử dụng để tránh bị ngộ độc thực phẩm.
Trước khi nấu, rau xanh cần rửa sạch rồi mới thái nhỏ. Nhiều người thường thái nhỏ rau, hay vò nát rau khi rửa như rau ngót, rau cải... Việc này không những rau không sạch mà còn làm mất các dưỡng chất.
4. Không đặt chung thức ăn chưa chế biến với thức ăn chín
Khi đi chợ, chế biến hay bảo quản thức ăn nên để riêng các loại thực phẩm tươi sống đảm bảo vệ sinh thực phẩm đúng cách:
- Không đặt các thực phẩm tươi sống như thịt cá cạnh các loại thực phẩm khác.
- Nên gói kín thịt cá tươi sống bằng túi ni lông để tránh rò rỉ nước ra các loại thực phẩm khác.
- Không dùng chung dao, thớt hay các dụng cụ cắt gọt khác cho các loại thịt tươi sống và các loại thức ăn sẵn như bánh mì và các loại rau xanh, củ quả.
- Khi chế biến, đồ đựng thực phẩm thịt tươi sống phải riêng biệt với thực phẩm đã nấu chín.
5. Nấu chín kỹ thức ăn
Đối với hầu hết các loại thức ăn, nhiệt độ an toàn (có thể tiêu diệt được các loại vi khuẩn có hại) là từ 60 - 82oC
6. Bảo quản thực phẩm cẩn thận
Sau khi mua hoặc sau khi chế biến trong vòng 2 giờ đồng hồ, thức ăn cần được bảo quản trong tủ lạnh. Nếu nhiệt độ phòng hơn 32oC, thức ăn phải được đưa vào tủ lạnh trong vòng 1 tiếng.
Ngoài ra, các loại thực phẩm như thịt, cá và các loại hải sản như tôm, cua, sò, hến cần được bảo quản trong tủ lạnh ngay sau khi mua về cho đến khi chế biến chúng (thời gian bảo quản không được kéo dài quá 2 ngày). Riêng với các loại thịt như thịt bò, thịt bê, thịt cừu hay thịt lợn, thời gian bảo quản có thể kéo dài đến 3 - 4 ngày.
7. Giã đông thực phẩm đúng cách
- Khi bảo quản thức ăn trong tủ lạnh, cần gói kỹ thực phẩm để tránh nước của các loại thực phẩm này vương vào các thực phẩm xung quanh. Đối với các loại thịt xay, thịt gia cầm, các loại cá nên chế biến luôn, không nên để quá 2 ngày; còn với các loại thịt khác có thể để trong 3 - 5 ngày sau khi giã đông.
- Trong lò vi sóng: Sử dụng các loại lò vi sóng 50% công suất hoặc loại có kèm chức năng làm tan giá để thực phẩm được nấu chín đều. Ngoài ra, nên bỏ ngay những thức ăn có nguy cơ mất ATTP./.
Tin tức khác
- Nghị quyết số 46/2024/NQ-HĐND Quy định về việc tặng quà nhân dịp kỷ niệm ngày TBLS, Tết Nguyên đán hằng năm đối với người có công với cách mạng, thân nhân người có công với cách mạng và người thờ cúng liệt sĩ của tỉnh Quảng Ninh
- Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Phân khu 12 tại phường Hoành Bồ và các xã Lê Lợi, Sơn Dương
- Chống lãng phí - Thông điệp mạnh mẽ của Tổng Bí thư Tô Lâm
- TP Hạ Long cần tiếp tục làm tốt công tác bảo vệ môi trường biển
- Cải cách hành chính theo tinh thần “5 đẩy mạnh”